Trang chủ > Tin tức mới > 7 bước trong quy trình làm kế toán

7 bước trong quy trình làm kế toán

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Có rất nhiều bạn mới ra trường, với kiến thức trong sách vở rất nhiều nhưng thực tiễn công việc phải làm gì, phải làm như thế nào thì chưa hề có.

Hầu như bạn nào cũng lanh quanh với những câu hỏi, kế toán thì phải làm những gì, bắt đầu từ đâu, ghi chép như thế nào....
Với số năm kinh nghiệm chưa nhiều song tôi cũng mạn phép xin chia sẻ quy trình làm kế toán mà tôi đúc kết.

7 bước trong quy trình làm kế toán

Quy trình kế toán tổng hợp là các bước công việc kế toán kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định trong thực tiễn làm kế toán. Quy trình kế toán tổng hợp rất quan trọng ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy quy trình kế toán bao gồm những bước nào? có ý nghĩa gì đối với công tác kế toán?

QUÁ TRÌNH TRÊN ĐƯỢC THEO CÁC BƯỚC NHƯ SAU:

Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những công việc phát sinh hàng ngày tại doanh nghiệp có liên quan đến tài chính của Doanh nghiệp. Ví dụ như sau:
- Nghiệp vụ Chi tiền tạm ứng cho Cán bộ công nhân viên đi công tác
- Nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mà chưa thu tiền

Bước 2: Lập chứng từ kế toán

Sau khi có một nghiệp vụ kinh tế xảy ra, kế toán tiến hành lập chứng từ kế toán, đây là căn cứ pháp lý, chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.

Bước 3: Ghi sổ sách kế toán

Căn cứ vào chứng từ kế toán, ghi chép Sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết

Bước 4: Cuối kỳ(Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển)

Cuối kỳ, thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng bắt buộc kế toán phải làm ngoài các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đtã được ghi sổ. Mục đích của Công việc này nhằm xác định số dư của tài sản và nguồn vốn cũng như xác định được lãi lỗ trong kỳ của công ty.

Bước 5:Lập bảng cân đối số phát sinh

Dựa vào Sổ cái và sổ chi tiết được khóa sổ tại bước 4. Kế toán tiến hành Lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn Tổng quát về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và đã đúng chưa. Sau đó, kế toán kết hợp Bảng cân đối số phát sinh+Sổ cái+ Sổ chi tiết tiết để tiến hành thực hiện bước 6

Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính gồm 4 biểu mẫu (Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính)
Đồng thời kế toán sẽ lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế TNCN để nộp Cho cơ quan thuế
Thời hạn nộp báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho Cơ quan thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu nộp quá thời hạn sẽ bị Cơ quan thuế phạt về hành vi chậm nộp

Bước 7: In sổ sách, đóng quyển, lưu kho.

Đây là công việc cuối cùng của một kế toán, việc lưu trữ các sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết, giúp dễ dàng hơn trong việc tra cứu các vấn đề liên quan ở các năm sau.
Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các bước của Công việc kế toán

Kế toán Hà Nội - Nơi hội tụ tinh hoa kế toán:

Dạy học kế toán tổng hợp thực tế

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901