Trang chủ > Tài liệu > Cách làm tròn số khi viết hóa đơn GTGT

Cách làm tròn số khi viết hóa đơn GTGT

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Trong quá trình lập hóa đơn, chứng từ kế toán...chắc hẳn các kế toán sẽ gặp phải những con số rất lẻ và không biết có được làm tròn số khi viết hóa đơn hay không, được làm tròn số thì nguyên tắc làm tròn như thế nào cho đúng luật kế toán hiện nay.

Có được làm tròn số trên hóa đơn GTGT? Nguyên tắc làm tròn

Theo quy định tại điều 17 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31/5/2004 quy định chi tiết thi hành Luật kế toán thì việc làm tròn số cần bảo đảm nguyên tắc làm tròn đến đơn vị tính ghi trên chứng từ.

Cách làm tròn số khi viết hóa đơn GTGT

hoa_Don

Bạn cũng cần lưu ý: Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp được phép giao dịch bằng ngoài tệ theo quy định của pháp luật thì tổng số tiền được viết là ngoại tệ nhưng phần chữ phải được viết bằng tiếng việt.

Cũng theo nghị định 129 này thì:

“Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính”.

Và việc rút gọn đơn vị tiền tệ được quy định như sau:

Đơn vị kế toán khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng) hoặc triệu đồng (1.000.000 đồng) để lập báo cáo tài chính.

Vậy theo các quy định như trên thì cách làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng được triển khai như sau:

- Làm tròn đến đơn vị tính

+ Đơn vị tính là đồng => làm tròn đến giá trị đồng

+ Đơn vị tính là nghìn đồng => làm tròn đến giá trị nghìn đồng...

- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị >= 5 => cộng thêm 1 đơn vị (làm tròn nên).

- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị <5 => không tính (bỏ)

Ví dụ về cách làm tròn số trên hóa đơn chứng từ như sau:

- Giả sử bạn có giá trị: 100.120,65 đồng => làm tròn thành 100.121 đồng.

- Nếu bạn có giá trị là 90.518 đồng => không được làm tròn thành 90.520 đồng mà phải giữ nguyên giá trị 90.518 đồng.

Tức nếu đơn vị tính là đồng thì được phép làm tròn số sau dấu phẩy.

Trong trường hợp đơn vị tính là nghìn đồng => bạn được làm tròn đến đơn vị nghìn

Ví dụ: 1.123.520,85 nghìn đồng => làm tròn thành 1.123.521 nghìn đồng.

Dưới đây là 1 mẫu hóa đơn giá trị gia tăng cho các bạn tham khảo

Mẫu số: 01GTKT3/001

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

                                                                                                                                   Ký hiệu: AA/13P
                                                      Liên 2: Giao cho khách hàng                                       Số:  0000015     
  Ngày.01.tháng..02..năm 2015

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI
Mã số thuế: 2233445566
Địa chỉ: Lê Trọng Tấn - Quận Thanh Xuân - Thành Phố Hà Nội

Điện thoại:........0988.067.131....Số tài khoản.............0462536826.....
Họ tên người mua hàng......... Phùng Vân Anh ...................................................
Tên đơn vị............... Công ty CP kiểm toán DHG..............................
Mã số thuế:…………666888999……………………………
Địa chỉ: 81 Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Hình thức thanh toán:.............TM/CK..........Số tài khoản ……………………………
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
01 Tivi Sony 32 inches Chiếc 01 10.900.000 10.900.000
           
                                                    Cộng tiền hàng:                                                           …10.900.000...
Thuế suất GTGT:   ..10… %  , Tiền thuế GTGT:                                                         … 1.090.000…
Tổng cộng tiền thanh toán                                                                         ...11.990.000.

Số tiền viết bằng chữ:..Mười một triệu chín trăm chín mươi nghìn đồng.........

 

Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Anh
Phùng Vân Anh
 

Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Thúy
Nguyễn Thị Thúy
 

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên)
Cường
Đỗ Văn Cường
 
Xác định giá trị ghi trên hóa đơn.
- Nếu giá thỏa thuận là chưa bao gồm thuế GTGT thì giá sau thuế sẽ được tính bằng công thức:
Giá sau thuế = Giá trước thuế + Giá trước thuế x Thuế suất thuế GTGT
- Nếu giá thỏa thuận là giá đã bao gồm thuế GTGT thì việc xác định giá chưa thuế theo công thức:
Giá trước thuế = Giá sau thuế / (1+ thuế suất thuế GTGT)
Việc xác định các giá trị trước thuế, sau thuế, tiền thuế chính xác để ghi trên hóa đơn chứng từ. Kế toán cần xác định ra ngoài sau đó áp dụng việc làm tròn số để ra được những giá trị đẹp như mong muốn.
Chúc các bạn làm thành công
Bạn có thể tham khảo thêm:

Dịch vụ kế toán trọn gói

Khóa học kế toán tổng hợp

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901