Trang chủ > Tin tức mới > Cách xử lý các trường hợp mất – cháy – hỏng hóa đơn GTGT

Cách xử lý các trường hợp mất – cháy – hỏng hóa đơn GTGT

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Trong công việc kế toán hằng ngày các trường hợp như mất, cháy, hỏng hóa đơn giá trị gia tăng là việc khá phổ biến trong quá trình lưu thông, lưu trữ chứng từ kế toán ngoài thực tế. Bài viết này Kế toán Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý chính xác theo luật hiện hành.

Cách xử lý các trường hợp mất - cháy - hỏng hóa đơn GTGT

6766huong-dan-thay-doi-hoa-don

 1. Thông tin chung

Việc mất, cháy, hỏng hóa đơn giá trị gia tăng sẽ được xử lý theo điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/3/2014 có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.

Việc xử phạt về hành vi làm mất cháy hỏng hóa đơn được quy định tại điều 7, điều 11 và điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC ban hành ngày 17/1/2014 có hiệu lực từ ngày 2/3/2014.

 2. Cách xử lý với việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

a. Cách xử lý khi mất hóa đơn đầu vào liên 2

Khi làm mất hóa đơn bất kể là bên nào làm mất thì bên làm mất phải làm thông báo với Chi cục thuế quản lý trực tiếp của mình theo Mẫu BC21/AC.

Trích điểm 1 Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

“1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.”

Sau khi làm thông báo mất hóa đơn gửi lên chi cục thuế kế toán cần Lập biên bản ghi nhận sự việc.

“ Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.”

Tức là bên bán sẽ phô tô liên 1, sau đó đóng dấu xác nhận và giao cho bên mua. Bên mua sẽ dùng hóa đơn liên 1 phô tô đóng dấu này để kê khai, hạch toán và sẽ vẫn được khấu trừ thuế như bình thường.

Tham khảo thông tin liên quan: Các trường hợp phải hủy hóa đơn

b. Cách xử lý khi mất hóa đơn đầu ra

Tương tự với việc mất hóa đơn đầu vào: Khi kế toán phát hiện hóa đơn đầu ra bị mất (dù đã lập hay chưa) sẽ phải làm thông báo gửi ngay đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình theo mẫu BC21/ACtrong vòng 5 ngày làm việc.

Khi nhận được thông báo cơ quan thuế sẽ xử phạt vi phạm về mất cháy hỏng hóa đơn sau đó sẽ giải quyết cho các bạn.

3. Mức xử phạt khi mất, cháy, hỏng hóa đơn năm 2015

Căn cứ vào Thông tư 10/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 2/3/2014 các mức phạt cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với việc bên bán làm mất hóa đơn (không phân biệt là hóa đơn liên mấy) – theo khoản 4 điều 11 thông tư 10/2014/TT-BTC

- Nếu việc mất hóa đơn xảy ra trước thời điểm thông báo phát hành hóa đơn và được thông báo tới cơ quan thuế trong vòng 5 ngày thì sẽ không bị phạt. Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 sẽ bị phạt cảnh cáo, trên 10 ngày sẽ bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng (theo điểm c khoản 3 điều 7 thông tư 10)

- Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập (theo điểm c khoản 2 điều 9 thông tư 10).

- Không bị xử phạt nếu người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên 2 giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành lệnh phạt.

- Xử phạt theo pháp luật kế toán khi mất hóa đơn (trừ liên giao cho khách hàng) trong thời gian lưu trữ

* Đối với bên mua:

- Xử phạt từ 2 đến 4 triệu đồng với việc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua)

-  Không bị xử phạt nếu người mua tìm lại được hóa đơn đã khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt.

- Với việc mất nhiều số hóa đơn cùng lúc thì sẽ bị xử phạt 1 lần (như đối với việc mất 1 hóa đơn). Nhưng nếu việc mất các số hóa đơn này xảy ra ở những thời điểm khác nhau mà thuế có đủ căn cứ xác định các hóa đơn này mất làm nhiều lần thì sẽ bị xử phạt theo từng lần mất hóa đơn.

- Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.

 Bạn có thể tham khảo thêm:

Dịch vụ kế toán trọn gói

Khóa học kế toán tổng hợp

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901