Trang chủ > Tin tức mới > Hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn

Hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Cách viết hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, có hiệu lực từ 1/6/2014 

Đối  với kế toán cần phải biết về hóa đơn, đây là điều cơ bản những cũng rất quan trọng đối với kế toán. Như nguyên tắc lập hóa đơn như thế nào? Tiêu thức cụ thể trên hóa đơn bạn phải chú ý những gì và lập ra sao? Và hóa đơn có những loại nào? Vậy các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Về hóa đơn gồm :  Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất nhập khẩu, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, tem, vé, thẻ

Bảng ký hiệu đầu mẫu hóa đơn.

Loại Hóa đơn Mẫu số
  1. 1.Hóa đơn giá trị gia tăng
01GTKT
  1. 2.Hóđơn bán hàng
02GTTT
  1. 3.Hóa đơn bán hàng ( dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan)
07KQPTQ
  1. 4.Hóa đơn xuất khẩu
06HDXK
  1. 5.Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:
    + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ
    + Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý
03XKNB 04HGDL               

cach viet hoa don

Hướng dẫn cách viết hóa đơn 

1. Một số nguyên tắc lập hóa đơn

Theo hướng dẫn tại khoản 1, điều 16, thông tư 39, nội dung trên hóa đơn phải:

+ Đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

+ Không được tẩy xóa, sửa chữa;

+ Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ;

+ Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

Ngòai ra cần chú ý:

* Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

* Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

2.  Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

Theo hướng dẫn tại khoản 2, điều 16, TT 39, một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn được lập như sau:

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Mời các bạn xem thêm tại Thông tư 39/2014/TT-BTC 

b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo Giấy chứng nhận ĐKKD

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như:

      hinhanh1 - Copy

          Nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Chú ý:   * Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.

                 * Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

                 * Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.

c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”:

+ Ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra;

+ Gạch chéo phần bỏ trống (nếu có), trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo

d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”

Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn (gọi là dấu treo)

đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”:  Ai lập thì người ấy ký và ghi rõ họ tên.

Chú ý: 

    * Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàngkhông nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.

    * Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài.

e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn: Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.

Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Ngoài ra chúng tôi còn rất nhiều điều cần muốn được chia sẽ với các bạn, nếu các bạn muốn được trao đồi những kiến thức mới, những kinh nghiệm thực tế, hãy đến với chúng tôi.

Công ty kế toán Hà Nội - Nơi hội tụ tinh hoa kế toán chuyên đào tạo kế toán thực hành thực tếdịch vụ kế toán thuế trọn gói

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901