Trang chủ > Tin tức mới > Các chế độ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội 2015

Các chế độ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội 2015

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Quy định về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của BHXH, điều kiện để được hưởng, thời gian được hưởng, mức lương được hưởng chế độ ốm đâu của BHXH.

Các chế độ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội 2015

baohiemxahoitunguyen-1389771585

1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau của BHXH:

­ Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

­ Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

Chú ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của BHXH:

­ Kể từ ngày 1/4/2014 Theo điều 8 Quyết định số 01/QĐ­BHXH ngày 03/01/2014 của BHXH Việt Nam:

1. DN cần làm hồ sơ:

­ Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe mẫu số C70a­HD (ban hành kèm theo Thông tư số 178/TT­BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài)

2. NLĐ cần làm hồ sơ:

a. Nếu bản thân người lao động:

­ Sổ Bảo hiểm xã hội.

­ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65­HD.

b. Nếu NLĐ mắc bệnh cần chữa trị dài ngày:

­ Sổ Bảo hiểm xã hội.

­ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao). Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị.

c. Nếu NLĐ nghỉ chăm sóc con ốm:­ Sổ Bảo hiểm xã hội

­ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao).

Lưu ý: Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều tham gia BHXH: Nếu sau khi người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định thì ngoài hồ sơ theo quy định trên, có thêm Giấy xác nhận nghỉ việc để chăm sóc con ốm mẫu 05B­HSB của người sử dụng lao động nơi người nghỉ trước đó đã hưởng hết thời gian theo quy định.
Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho DN.

Bước 2: DN tiếp nhận hồ sơ và thực hiện:

­ Giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động;

­ Hàng quý hoặc tháng:

+ DN phải lập Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau (Mẫu số C70a – HD) nộp cho BHXH cấp quận, huyện
+ Kèm theo hồ sơ của NLĐ cùng toàn bộ phần mềm đã giải quyết trong tháng hoặc quý để quyết toán.

­ Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa

­ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết:

­ DN giải quyết và chi trả chế độ cho NLĐ trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

­ Cơ quan BHXH thanh quyết toán cho DN trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

a. Bản thân ốm đau:

­ Làm việc trong điều kiện bình thường:

+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội < 15 năm.
+ 40 ngày nếu đã đóng từ ≥ 15­30 năm.
+ 60 ngày nếu đã đóng từ ≥ 30 năm.
­ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nơi có phụ cấp KV từ 0,7 trở lên:
+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội < 15 năm.
+ 50 ngày nếu đã đóng từ ≥ 15­30 năm.
+ 70 ngày nếu đã đóng từ ≥ 30 năm.

­ Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày:

+ ≤180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với
mức thấp hơn.

b. Con ốm đau:

+ ≤20 ngày/năm nếu con < 3 tuổi.
+ ≤15 ngày/năm nếu con ≥ 3­7 tuổi.

Lưu ý: Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ.

­ Thời gian được hưởng trợ cấp ốm đau. (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần):

4. Mức hưởng chế độ ốm đâu của BHXH:

a. Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm:

= 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia (:) cho 26 ngày, sau đó nhân (X) với số ngày thực tế nghỉ việc.

b. Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày:

= 75% mức tiền lương đóng BHXH (trong 180 ngày/năm đầu tiên).
­ Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng cụ thể như sau: + 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ≥30 năm.
+ 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ≥15­30 năm.
+ 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội ≤15 năm.

Nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.

Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp từ ngày thứ 181 trở đi đối với bệnh dài ngày nếu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được hưởng bằng mức lương tối thiểu.

­ Nếu nghỉ lấn sang năm mới thì mức trợ cấp được tính từ đầu, với mức hưởng 75%.

5. Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau:

a. Điều kiện:

­ Nếu sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

b. Thời gian nghỉ:

­ 10 ngày/năm (sau khi điều trị bệnh dài ngày).
­ 7 ngày/năm (sau khi nghỉ ốm mà có phẫu thuật).
­ 5 ngày/năm (các trường hợp khác).

c. Mức hưởng:

­ 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
­ 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

Bạn có thể tham khảo thêm:

Dịch vụ bảo hiểm xã hội

Kế toán Hà Nội - Nơi hội tụ tinh hoa kế toán

>> Khóa học kế toán tổng hợp

>> Dịch vụ kế toán trên toàn quốc

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901