- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI
Cách tính giá xuất kho bình quân, đích danh, nhập trước xuất trước
1. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) (giá bình quân cả kỳ dự trữ)
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm |
= | (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) -------------------------------------------------------------------- (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) |
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Ví Dụ 1: Công ty kế toán Hà Nội có tình hình xuất nhập hàng hóa như sau:
Tồn đầu T3/2018 NVL B: 3.000 kg Đơn giá 2.000đ/kg.
Ngày 05/3/2018 nhập NVL B: 9.000kg đơn giá 1.800đ/kg
Bài giải : Đến cuối T3/2018 tính Đơn giá bình quân của 1kg NVL B
Đơn giá bình quân của 1kg NVL B |
= | (3.000 x 2.000 + 9.000 x 1.800) --------------------------------------------- |
= | 1.850đ/kg |
(3.000 + 9.000) |
Lưu ý: Trong doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa (từ 2 mã hàng trở lên) thì phải thực hiện tính giá xuất kho riêng cho từng loại hàng.
+ Ngày 12/02/2019: Nhập mua: Hàng hóa B với số lượng là 8 chiếc, đơn giá là 60.000/chiếc
* Đối với mặt hàng A:
Đơn giá bình quân
(của 1 mặt hàng A)
|
= | Giá trị tồn đầu kỳ | Giá trị hàng nhập mua trong kỳ | |
(10 x 100.000) | + | (20 x 90.000) | ||
---------------------------------------------------------------------------------------- | ||||
10 | + | 20 | ||
Số lượng tồn đầu kỳ | Số lượng nhập mua trong kỳ | |||
= | 93.333 |
* Đối với mặt hàng B:
Đơn giá bình quân
(của 1 mặt hàng B)
|
= | Giá trị tồn đầu kỳ | Giá trị hàng nhập mua trong kỳ | |
0 | + | (5 x 70.000) + (8 x 60.000) | ||
---------------------------------------------------------------------------------------- | ||||
0 | + | 5 + 8 | ||
Số lượng tồn đầu kỳ | Số lượng nhập mua trong kỳ | |||
= | 63.846 |
b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời)
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ i |
= | (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) ----------------------------------------------------------------------------------------------- (Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, HH nhập trước lần xuất thứ i) |
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
2. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh:
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng T1/2019 của công ty kế toán Hà Nội như sau:
Tồn đầu T1/2019:
NVL A:1.000kg x 11.000đ/kg
NVL B: 500kg x 15.000đ/kg
Ngày 03/1/2019: Nhập kho NVL A: 3.000 kg, Đơn giá 12.000đ/kg
Ngày 10/1/2019:
+ Nhập kho NVL B: 2.000kg, Đơn giá 16.000đ/kg
+ Xuất kho NVL A: 2.000kg
Ngày 15/1/2019: Xuất kho NVL B: 2.000kg
Ngày 25/1/2019: Xuất kho NVL A: 1.000kg
Bài giải: Giá trị xuất trong T1/2019:
Ngày 03/1/2019 xuất kho NVL A: 2.000 x 12.000 = 24.000.000đ
Ngày 15/1/2019 xuất kho NVL B: 2.000 x 16.000 = 32.000.000đ
Ngày 25/1/2019 xuất kho NVL A: 1.000 x 12.000 = 12.000.000đ
- Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra: Giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
- Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này: Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
3. Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
- Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
Thường các doanh nghiệp kinh doanh về thuốc, mỹ phẩm…
Ví Dụ: Tình hình nhập xuất trong T2/2019 của Công ty kế toán Hà Nội như sau:
Đầu T02/2019 tồn kho: 5 chai dầu gội, Đơn giá 100.000đ
Ngày 01/02/2019 nhập mua: 20 chai dầu gội, Đơn giá 110.000đ/chiếc
Ngày 08/02/2019:
+ Nhập : 10 chai dầu gội, đơn giá 120.000đ/chiếc
+ Xuất : 15 chai dầu gội
Ngày 22/02/2019 xuất : 15 chai dầu gội.
Bài giải
Tính nhập trước - Xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước, xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập lần sau, làm giá thực tế của từng lần xuất:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
Ngày 08/02/2019 xuất kho: 05 x 100.000 + 10 x 110.000 = 1.600.000đ.
Ngày 22/02/2019 xuất kho: 10 x 110.000 + 05 x 120.000 = 1.700.000đ.
- Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên bán cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn
- Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.