
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU

- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định: Những tài sản có giá trị < 30.000.000 là Công cụ dụng cụ. Công ty kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách tính và phân bổ công cụ dụng chi tiết và cụ thể như sau:
Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ mới nhất
1. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:
Dựa vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC các bạn có thể phân bổ theo các cách sau:
- Khi mua về
Nợ TK 153.
Có TK 111,112,331
- Khi xuất ra sử dụng:
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642
Có TK 153
- Căn cứ vào thời gian sử dụng CCDC đưa vào chi phí trả trước 242 sau đó hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.
Chú ý: Thời gian phân bổ các loại công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm
(Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính)
- Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC:
2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ:
Mức phân bổ hàng năm | = | Giá trị CCDC |
Thời gian phân bổ |
Mức phân bổ hàng tháng | = | Mức phân bổ hàng năm |
12 tháng |
Nếu CCDC mua về mà sử dụng ngay các phải xác định ngày đưa CCDC vào sử dụng, cụ thể như sau:
Mức phân bổ trong tháng phát sinh | = | Giá trị CCDC | X | Số ngày sử dụng trong tháng |
Thời gian phân bổ ( X ) Tổng số ngày của tháng p/s |
Ta có:
Số ngày sử dụng trong tháng | = | Tổng số ngày của tháng p/s | - | Ngày bắt đầu sử dụng | + | 1 |
Ví dụ: Ngày 6/3/2017 Công ty kế toán Hà Nội mua 1 máy tính (CCDC) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 2.000.000 chưa VAT, thuế GTGT là 10%. Và máy tính này mua về cho Giám đốc sử dụng ngay.
Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC:
- Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng (1 năm).
Bước 2: Xác định mức phân bổ trong tháng 3/2017: (vì mua về sử dụng ngay)
Mức phân bổ trong tháng 3/2017 = [Giá trị CCDC / (Thời gian phân bổ (X) Tổng số ngày của tháng 3/2017)] x Số ngày sử dụng trong tháng 3.
Trong đó:
- Giá trị CCDC: 22.000.000
- Thời gian phân bổ: 12 tháng
- Tổng số ngày của tháng 3/2017: là 31 ngày.
- Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1 = (31 - 6 + 1) = 26 ngày
=> Mức phân bổ trong tháng 3 = [22.000.000 / (12 x 31) ] x 26 = 1.537.635
Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:
- Giá trị CCDC = 22.000.000 - 1.537.635 = 20.462.366 (Vì đã phân bổ ở tháng 3)
=> Mức phân bổ hàng năm = 20.462.366 / 1 = 20.462.366Bước 4: Xác định mức phân bổ hàng tháng:Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm /12 tháng (Nhưng vì mình đã phân bổ tháng 3 rồi, nên mình sẽ chia cho 11 tháng)
=> Mức phân bổ hàng tháng = 20.462.366 / 11 = 1.860.215
Như vậy trong tháng 3/2017 các bạn được phân bổ 1.537.635 vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Hàng tháng được phân bổ 1.860.215 và được phân bổ trong 1 năm.3. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:Hạch toán tiếp ví dụ bên trên:
- Khi mua về:
Nợ TK 153: 22.000.000
Nợ TK 1331: 2.200.000
Có TK 112: 24.200.000
- Khi xuất CCDC ra sử dụng (bắt đầu phân bổ)
Nợ TK 242: 22.000.000
Có TK 153: 22.000.000
- Hàng tháng phân bổ
(Vì tháng 3 sử dụng ngay, nên hạch toán theo số liệu đã tính ở trên)
Nợ TK 642 (Bộ phận quản lý, vì mua cho GĐ sử dụng)
Có TK 242: 1.537.635
Từ tháng 4 trở đi hạch toán:
Nợ TK 642 : 1.860.215
Có TK 242: 1.860.215
- Hạch toán khi nào hết số bên 242 thì thôi nhé (20.000.000), theo như bên trên là 1 năm, tức là đến tháng 2.