Trang chủ > Tin tức mới > Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Là một kế toán viên chuyên nghiệp, ngoài những nghiệp vụ cần thiết đối với một kế toán. Thì việc tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu cũng là bài học mà các bạn nên biết và không nên bỏ qua.

Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu đều được hải quan tính toán trên tờ khai. Vậy kế toán hiểu được cách tính thuế giá trị gia tăng như thế  nào?. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời bài toán trên.

Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

Công việc kế toán cần phải làm về lao động và bảo hiểm cuối năm 2017 và đầu năm 2018

1. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)

Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Các đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: các loại hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

2. Người nộp thuế GTGT:

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng

3. Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

– Thuế giá trị gia tăng phải nộp = (Giá nhập khẩu khai báo + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB) x thuế suất thuế GTGT

Trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu đồng thời được sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng. Trong lô hàng có trường hợp các mặt hàng có thuế suất giá trị gia tăng khác nhau phải tính thuế giá trị gia tăng riêng cho từng mặt hàng. Sau đó tổng hợp lại tổng số thuế giá trị gia tăng cho cả lô hàng.

4. Trình tự cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu như sau:

Bước 1: Xác định những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế nhập khẩu trước làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng. Cụ thể các trường hợp như sau:

+ Cả lô hàng nhập khẩu vừa chịu thuế nhập khẩu vừa chịu thuế giá trị gia tăng:

Tính thuế nhập khẩu trước. Sau đó có căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo công thức trên.

+ Lô hàng nhập khẩu chỉ có một số mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng:

Tính thuế nhập khẩu cho cả lô hàng. Sau đó tính giá tính thuế giá trị gia tăng những mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng và tính thuế giá trị gia tăng đối với những mặt hàng đó.

+ Cả lô hàng nhập khẩu có những mặt hàng được miễn giảm thuế nhập khẩu. Nhưng thuế giá trị gia tăng không được miễn giảm. Thì giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm cả thuế nhập khẩu.

Đặc biệt đối với những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì không chịu thuế giá trị gia tăng.

Bước 2: Tính thuế giá trị gia tăng:

+ Xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Xác định chính xác số thuế nhập khẩu phải nộp của hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.

+ Xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho mặt hàng đó.

+ Tính thuế giá trị gia tăng theo công thức.

Bước 3: Nộp thuế

+ Tùy vào lọai hình cụ thể mà thời gian nộp thuế sẽ khác nhau. Thời gian nộp thuế căn cứ theo quy định tại Luật quản lý thuế và Luật thuế XNK.

+ Số tiền thuế phải nộp căn cứ vào số liệu khai báo trên tờ khai nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu.

Chú ý: Việc tính thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu cũng có sự khác biệt không đơn giản như hàng trong nước.

Comments

comments

 

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901