Trang chủ > Tài liệu > Cách xác định kỳ kê khai thuế TNCN, GTGT, TNDN

Cách xác định kỳ kê khai thuế TNCN, GTGT, TNDN

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Cách xác định kỳ kê khai thuế TNCN, GTGT, TNDN

Cách xác định kỳ kê khai của từng loại tờ khai báo cáo thuế theo quy định

1. Cách xác định kỳ kê khai Thuế TNCN:
- Doanh nghiêp không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
- Doanh nghiêp có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý.
Nguyên tắc xác định: Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.
 Cụ thể như sau:
* Đối tượng làm tờ khai theo tháng: Dành cho các DN kê khai thuế GTGT theo tháng và có phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên.
Ví dụ: Năm 2018 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 05/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 06/TNCN là 50 triệu đồng (hoặc lớn hơn 50 triệu đồng); Các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 05/KK-TNCN và 06/TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng.
Như vậy trong năm 2018:
+ Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2.
+ Từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng.
*  Đối tượng làm tờ khai theo quý dành cho:
+ Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý (Nếu doanh nghiệp các bạn KK thuế GTGT theo Qúy thì phải kê khai thuế TNCN theo quý không cần xét đến số tiền thuế TNCN đã khấu trừ)
Ví dụ 1: Năm 2018 Công ty kế toán Hà Nội được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo quý thì năm 2018 Công ty kế toán Hà Nội thuộc diện khai thuế TNCN theo quý, không phân biệt trong năm 2018 Công ty kế toán Hà Nội thực tế có phát sinh khấu trừ thuế TNCN trên 50 triệu đồng hay dưới 50 triệu đồng.
+ Dành cho các DN kê khai thuế GTGT theo tháng phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân dưới 50 triệu đồng.
Ví dụ 2: Năm 2018 Công ty B được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 05/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 06/TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng; các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 05/KK-TNCN và 06/KK-TNCN đều từ 50 triệu đồng trở lên.
Như vậy trong năm 2018:
+ Công ty B không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2.
+ Từ  tháng 3 Công ty B được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo quý và thực hiện khai thuế từ quý I/2018.
Theo Điều 16 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC
Lưu ý:
ky-ke-khai-thue
- Tờ khai số 06/TNCN: là tờ khai thuế TNCN từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, trúng thưởng Theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC
- Tờ khai số 05/KK-TNCN là tờ khai thuế TNCN từ tiền lương tiền công Theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC
- Con số 50 triệu trên tờ khai: là số tiền thuế TNCN đã hoặc phải khấu trừ của toàn bộ các nhân viên (người lao động) đã được trả thu nhập (lương) trong tháng
- Khi kê khai thuế TNCN:
+ Thời điểm xác định có phải kê khai thuế TNCN hay không: là thời điểm tính thuế TNCN (Thời điểm chi trả thu nhập) - Nếu không phát sinh thì không phải kê khai - Nếu có phát sinh khấu trừ thì xác định kê khai theo tháng hay quý
+ Thời điểm xác định kê khai theo tháng hay quý: là tháng đầu tiên phát sinh số thuế TNCN phải khấu trừ trong năm => Xác định 1 lần và áp dụng cho cả năm 
Xác định riêng cho từng năm

 2. Cách xác định kỳ kê khai Thuế GTGT

- Thuế GTGT là loại thuế mà doanh nghiệp nào cũng phải làm tờ khai (bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp chưa hoặc không có phát sinh hoạt động mua vào bán ra)
- Thuế GTGT là loại thuế có 2 kỳ kê khai: theo tháng hoặc theo quý. 

Ví dụ 1: Công ty kế toán Hà Nội thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý
Thời hạn nộp báo cáo thuế GTGT quý 2/2018 là ngày 30/07/2018
Ví dụ 2: Công ty Minh Long thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng
Thời hạn nộp báo cáo thuế GTGT tháng 10 là ngày 20/11/2018

Doanh nghiệp phải tự xác định xem công ty mình thuộc đối tượng kê khai theo tháng hay theo quý để nộp tờ khai đúng quy định:

* Đối tượng kê khai theo quý:
- Áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. 
- Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý. 
Thời kỳ khai thuế theo quý: Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. 
* Đối tượng kê khai theo tháng:
- Áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng. 
* Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng). Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.
Theo Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC
 

3. Cách xác định kỳ kê khai Thuế TNDN:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp không có kỳ theo tháng, chỉ có tạm tính theo quý
- Bắt đầu từ quý 4 năm 2014 doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ cần tính ra số tiền thuế và đi nộp
Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
Theo điều 17 của Thông tư 151/2014/TT-BTC
Ví dụ 1: Qúy 3 năm 2018: Công ty kế toán Hà Nội tạm tính thuế TNDN ra lỗi 1 triệu
=> Qúy 3 năm 2018: Không phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN và cũng không phải nộp tiền thuế TNDN tạm tính
Ví dụ 2: Qúy 4 năm 2018: Công ty Hà Nội tạm tính thuế TNDN ra lãi 1 triệu
=> Qúy 4 năm 2018: Không phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN và phải nộp tiền thuế TNDN tạm tính của quý 4 năm 2018 theo thời hạn là đến hết ngày 30/01/2019
4. Thuế - Lệ Phí Môn Bài:
(Theo Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài)
* Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong năm:
- Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: Công ty kế toán Hà Nội được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 15/10/2018 và đăng ký hoạt động ngay.
=> Thời hạn nộp tờ khai và tiền lệ phí Môn Bài của năm 2018 là ngày 30/10/2018
- Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.
* Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động từ những năm trước đó:
- Không phải làm tờ khai thuế môn bài. Chỉ cần nộp tiền lệ phí môn bài (Thời hạn nộp là ngày 30/01)
Bao gồm cả trường hợp có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì cũng không cần nộp lại hồ sơ khai lệ phí môn bài (Theo Công văn số 1279/TCT-CS ngày 4/4/2017 của Tổng cục Thuế về lệ phí môn bài)

Ví dụ: Công ty kế toán Hà Nội được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 15/10/2018 đã làm tờ khai và nộp tiền lệ phí môn bài cho năm 2018
=> Thì sang năm 2019, Công ty kế toán Hà Nội không phải làm tờ khai lệ phí môn bài nữa
Chỉ cần nộp tiền lệ phí môn bài với thời hạn chậm nhất là ngày 30/01/2019
Chi tiêt về cách tính, kê khai, nộp lệ phí môn bài các bạn xem tại đây: Kê khai lệ phí môn bài
 

5. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

* Đối tượng không phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Chưa làm thông báo phát hành hóa đơn hoặc chưa mua hóa đơn bán hàng của CQT
* Đối tượng phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Đã làm thông báo phát hành hóa đơn hoặc đã mua hóa đơn bán hàng của CQT (kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn)
- Đối tượng báo cáo theo tháng: doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế (Theo Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC)
- Đối tượng báo cáo theo quý: Các doanh nghiệp còn lại (DN được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp không thuộc loại rủi ro cao về thuế)

Comments

comments

 

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901