Trang chủ > Tin tức mới > Hướng dẫn cách sắp xếp chứng từ cuối năm 2014 sao cho hợp lý

Hướng dẫn cách sắp xếp chứng từ cuối năm 2014 sao cho hợp lý

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Năm 2014 đã Bộ Tài Chính đã ban hành ra rất nhiều thông tư, nên kế toán cũng rất cần chú ý nhé.Ngoài ra cuối năm là thời gian kế toán luôn bận rộn nhất, nhưng làm sao để giảm bớt công việc cho kế toán bây giờ? Điều mà kế toán cần lưu ý là chứng từ. Đôi khi các bạn kế toán viên mới mới làm chưa có kinh nghiệm về sắp xếp chứng từ.

hoc-ke-toan_8

Cách sắp xếp chứng từ cuối năm 2014 sao cho hợp lý ?

Sắp xếp chứng từ rất quan trọng trong việc quản lý lưu trữ và đặc biệt sao cho thuận tiện nhất khi cơ quan thuế xuống kiểm tra. Kế toán cần chuẩn bị và sắp xếp:

Với nhiều năm kinh nghiệm làm trong công việc kế toán hôm nay mình cũng chia sẽ với bạn những cách sắp xếp chứng từ sau cho hợp lý nhất.

1. Hồ sơ khai thuế

- Báo cáo tài chính

- Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp

- Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân

Theo QUÝ

- Tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính

- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

- Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân

Theo THÁNG

- Tờ khai thuế giá trị gia tăng

Theo Hóa Đơn

Nếu là hóa đơn đặt in cần có:

- Hợp đồng in hóa đơn (kèm biên bản hủy kẽm,biên bản giao nhận hóa đơn, thanh lý hợp đồng…)

- Thông báo phát hành hóa đơn

Và Các hồ sơ khác

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Tờ khai thuế môn bài

- Mẫu 08 về đăng ký tài khoản ngân hàng

- Mẫu 06 về đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ (đối với DN có doanh thu dưới 1 tỷ năm 2012 đến 2013)

- Giấy nộp tiền và bảng kê các khoản phát sinh và nộp ngân sách nhà nước

2.SỔ KẾ TOÁN : (hình thức nhật ký chung)

Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm theo nhật ký chung

- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký thu tiền
- Sổ nhật ký chi tiền
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ cái tài khoản: tất cả các TK phát sinh
- Sổ chi tiết tài khoản
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng (chi tiết từng ngân hàng)
- Bảng trích khấu hao tài sản cố định
- Thẻ tài sản cố định
- Bảng phân bổ CCDC
- Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết công nợ phải thu
- Sổ chi tiết công nợ phải trả
- Biên bản đối chiếu công nợ đến hết năm tài chính
- Sổ chi tiết tiền vay
Các sổ khác theo yêu cầu quản lý của DN

 3. Chứng từ kế toán:

Chứng từ gốc mua vào (hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên kẹp với ủy nhiệm chi hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt), bán ra xếp theo thứ tự kê khai của tờ khai thuế GTGT.
Ngoài ra hóa đơn mua vào, bán ra phô tô để kẹp với các chứng từ khác :
- Phiếu thu: kẹp với liên 3 của hóa đơn GTGT, cuống séc rút tiền TK ngân hàng và các chứng từ liên quan khác…
- Phiếu chi: kẹp với hóa đơn mua vào, giấy nộp tiền vào TK ngân hàng, đề nghị tạm ứng và các chứng từ liên quan khác
- Phiếu nhập kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn mua vào là hàng hóa
- Phiếu xuất kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn bán ra liên 3
- Phiếu kế toán khác
- Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN
- Sổ phụ tài khoản ngân hàng
(Tất cả các phiếu đều được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn)

4. Về hồ sơ lao động

- Hồ sơ của người lao động
- Hợp đồng lao động
- Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương…
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Đăng ký giảm trừ gia cảnh
- Bảng cam kết 23/CK-TNCN nếu có HĐLĐ dưới 3 tháng mà không khấu trừ 10% thuế TNCN
- Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN
- Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động
- Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền BH

5. Hợp đồng

- Hợp đồng mua vào

- Hợp đồng bán ra

- Tờ khai hải quan (nếu có hàng hóa xuất khẩu).
- Hồ sơ dự toán quyết toán công trình kèm theo bản photo các chi phí liên quan (nếu là DN xây dựng)
- Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Tùy theo thực tế của mỗi doanh nghiệp mà có thêm các hồ sơ chứng từ khác

6. Kiểm tra chi tiết

- Kiểm tra đối chiếu giữa số chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản ( sổ cái)

- Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản : hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán

- Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng

- Kiểm tra các khoản phải trả

- Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào-ra với bảng kê khai thuế

- Đào vào và đầu ra có cân đối

- Kiểm tra xem định khoản các khoản phải thu và các khoản có đúng

- Kiểm tra lại số dư các tài khoản sổ cái : Số dư TK 111, 112 với sổ Quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, số dư tài khoản 511,515,711,621,627,641,642,811,911 nếu số cuối kỳ có số dư bằng không là đúng hoặc kiểm tra bảng CĐSPS nếu TK nào có số dư là sai

Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẽ về cách sắp xếp chứng từ và một đôi điều cần lưu ý về kế toán cho các bạn.

Hy vọng chúng tôi sẽ đem lại cho bạn những kinh nghiệm mà chúng tôi có được.

Công ty kế toán Hà Nội chuyên:

>>> Dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán

>>> Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901