Trang chủ > Tin tức mới > Hướng dẫn phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương

Hướng dẫn phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Có rất nhiều bạn kế toán khi làm tiền lương không phân biệt được sự khác nhau giữa lương cơ bản và lương tối thiểu, Công ty kế toán Hà Nội xin chia sẻ cách phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại lương này:

Lương tối thiểu là tiền lương do chính phủ quy định, người sử dụng không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu quy định. Có hai loại lương tối thiểu là lương tối thiểu chung (Hiện nay đang là 1.150.000) và lương tối thiểu vùng (có 4 vùng trong cả nước).

Cách phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu khi làm kế toán tiền lương

Lương tối thiểu chung = Lương cơ bản trong cơ quan HCSN ( tức là áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ).
Lương tối thiểu chung < Lương tối thiểu =< Lương cơ bản trong đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Lương cơ bản do người sử dụng lao động đặt ra, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động trong chính doanh nghiệp đó.
Trong doanh nghiệp thực tế thì lương cơ bản là lương để đóng bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Lương cơ bản không được thấp hơn lương tối thiểu, và đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.

Hướng dẫn cách tính lương cơ bản năm 2014 theo mức lương tối thiểu vùng mới nhất theo Nghị Định số 182/2013/NĐ – CP của Chính phủ

- Lương cơ bản: là khoản lương thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động để đóng các khoản bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

1. Căn cứ để tính mức lương cơ bản là dựa vào mức lương tối thiểu vùng:

Từ ngày 01/01/2014 theo khoản 1 điều 3 Nghị Định số 182/2013/NĐ – CP áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2014 mới nhất như sau:

Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

Lưu ý: Cần căn cứ vào bảng danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị Định 182/2013/NĐ – CP để xác vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng).

2. Cách tính lương cơ bản theo mức lương tối thiểu vùng như sau:

- Mức lương tối thiểu vùng là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Ví dụ: Công ty A hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
- Hà Nội là thuộc vùng I. Như vậy mức lương cơ bản công ty A trả cho nhân viên kế toán đã tốt nghiệp Cao đẳng không thể thấp hơn: 2.700.000 + (2.700.000 x 7%) = 2.889.000 vnđ.

Bạn có thể tham khảo một số dịch vụ kế toán của kế toán Hà Nội:

>>> Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

>>> Dịch vụ kế toán nội bộ

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901