Trang chủ > Tài liệu > Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04–TSCĐ theo Thông tư 133 và 200

Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04–TSCĐ theo Thông tư 133 và 200

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Hướng dẫn cách lập biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 133 và 200 - Mẫu 04-TSCĐ, Nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

I. Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ:

Đơn vị: Kế toán Hà Nội                     
Bộ phận: ………………
Mẫu số 04 - TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ
 
  Ngày…. tháng…. năm…. Số:………………….
Nợ:………………….
Có:…………………..

- Căn cứ Quyết định số: …… ngày…… tháng…… năm……
Của…………………………………………………… Về việc đánh giá lại TSCĐ
- Ông/Bà………… Chức vụ………… Đại diện……………… Chủ tịch Hội đồng
- Ông/Bà………… Chức vụ……………… Đại diện……………… Ủy viên
- Ông/Bà………… Chức vụ……………… Đại diện……………… Ủy viên
Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:

STT Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ Số hiệu TSCĐ Số thẻ TSCĐ Giá trị đang ghi sổ Giá trị còn lại theo đánh giá lại Chênh lệch
Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Tăng Giảm
A B C D 1 2 3 4 5 6
   
 
 
 
               
  Cộng X X            

Ghi chú: Cột 4 “Giá trị còn lại theo đánh giá lại”. Nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì Cột 4 phải tách ra 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3.
Kết luận:...........................................................................................................
.......................................................................................................................
 

Ủy viên/người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày ... tháng ... năm ...
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, họ tên)

 
Tải mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 133:

Tải mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 200:

 
2. Cách lập BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1. Mục đích: 
- Xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.
Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.
Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi.
Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Comments

comments

 

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901