Trang chủ > Tin tức mới > Những câu hỏi thường gặp về xử lý các nghiệp vụ trong kế toán

Những câu hỏi thường gặp về xử lý các nghiệp vụ trong kế toán

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Các câu hỏi thường gặp về xử lý các nghiệp vụ trong kế toán

Câu hỏi 01: Nhân viên kế toán A phụ trách kế toán NVL và CCDC. 

Ngày 1/1/2011 A nhận được hóa đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp về việc mua một số CCDC là găng tay với giá mua chưa bao gồm thuê 15.000.000 đ, thuế GTGT 10%.
Ngày 30/09, nhân viên A phát hiện ra rằng mình đã quên hạch toán nghiệp vụ ngày 1/1/2011 vì đã để tờ hóa đơn lẫn với phiếu nhập kho . Bạn Hãy giúp nhân viên A trong tình huống này.
Trả lời

Vì hóa đơn gia trị gia tăng chỉ được khấu trừ thuế trong vòng 6 tháng kể từ ngày phát hành, cho nên trong trường hợp này bạn xử lý nghiệp vụ như sau: 
BT1:    Nợ TK 153: 16.500.000 
             Có TK 111.331…: 16.500.000 
BT2:     Nợ 142/Có 153: 16.500.000  
BT3:   Lập bảng phân bổ CCDC, tính số tháng và giá trị phân bổ từng tháng. Cuối mỗi tháng căn cứ vào giá trị phân bổ của tháng đó kế toán sẽ kết chuyển vào chi phí trong tháng theo định khoản: 
          Nợ 642/Có 142: 1.375.000 (trong trường hợp bạn phân bổ trong một năm) 

Câu 02: Công việc của 1 kế toán tiền mặt là gì, trả lời dùm tôi nhé.Chân thành cám ơn!?

Kế toán tiền mặt là xử lý các phát sinh liên quan đến tiền mặt(thu,chi tiền mặt…)
Xử lý các phát sinh này gồm:  Tính toán số liệu, xem xét chứng từ đủ điều kiện, đúng hay sai.
Sau khi tính toán và xem xét chứng từ đã hợp lý thì kế toán định khoản và hạch toán trên phần mềm( làm các phiếu thu, chi tiền mặt…)
  Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Huân làm tạm ứng tiền đi công tác từ văn phòng Cty tại Hà Nội vào Sài Gòn. Kế toán tiền mặt phải hướng dẫn ông Huân làm thủ tục để xin ứng tiền đi công tác bao gồm: Giấy tạm ứng kèm theo lệnh đi công tác, giấy đi đường…. Xem xét mức tiền ứng có phù hợp với công việc sẽ làm hay không bằng cách đối chiếu với bảng định mức như tiền vé HN - SG là bao nhiêu, tiền ăn, tiền nghỉ... Sau khi thấy mức ứng đã phù hợp thì ký duyệt hồ sơ và trình lên Kế toán trưởng duyệt  => Giám đốc duyệt  => chuyển hồ sơ xuống Thủ quỹ và thủ quỹ chi tiền cho ông Huân. Thủ quỹ xuất tiền theo phiếu chi đã được ký đầy đủ người ứng, người chi, KTT và GĐ và chuyển toàn bộ hồ sơ ứng này lại cho kế toán để định khoản và hạch toán. 
   Kế toán  căn cứ vào phiếu thu và chi phát sinh  định khoản, sau đó là lên tài khoản tiền mặt, có thể cuối tháng tập hợp chung với các tài khoản phát sinh có liên quan kết chuyên sang sổ cái và báo cáo.
   Đó là nội dung công việc kế toán liên quan đến tiền mặt, nhưng trên thực tế một kế toán không chỉ đảm nhiệm đến tiền mặt đơn giản như vậy mà còn phải làm nhiều việc khác nữa…. 

 Câu hỏi 03: Đối với hóa đơn tự in: người mua hàng nhận được hóa đơn thì căn cứ vào đâu để biết là hóa đơn thật hay giả? Nếu người mua hàng nhận được hóa đơn mà bị cơ quan thuế phát hiện là hóa đơn giả thì trách nhiệm thuộc về người mua hay người bán?

Trả lời:
1. Tại điều 13 và điều 14 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định: “Tổ chức cá nhân khi in, phát hành hóa đơn có trách nhiệm ghi các ký hiệu nhận dạng mật trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dang hóa đơn giả trong quá trình sử dụng”
“ Tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo quy định tại nghị định này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung và đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh”.
Căn cứ Điều 23 Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định: “ Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ;…
2. Hóa đơn được sử dụng trong các trường hợp tại khoản 1 phải là:
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ bản gốc, liên 2( liên giao khách hàng), trừ các trường hợp nêu tại Điều 22 Thông tư này.
- Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định và phải nguyên vẹn.
- Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không tẩy xóa, sửa chữa.
- Hóa đơn không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này.
Căn cứ theo quy định trên, Trường hợp người mua hàng nhận hóa đơn của bên bán thì người mua hàng nhận được hóa đơn của bên bán thì người mua phải kiểm tra hàng hóa đơn có đầy đủ chỉ tiêu, nội dung theo quy định nêu trên, hoặc có quyền yêu cầu bên bán chứng minh tính hợp pháp của hóa đơn.
Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn mua hàng là hóa đơn giả thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra xem xét cụ thể trách nhiệm của bên mua và bên bán theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư 153/2010/TT-BTC về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để xử phạt theo quy định.

Bạn có thể tham khảo một số khóa học kế toán thực tế tại Kế toán Hà Nội:

>>> Khóa học kế toán tổng hợp trọn gói cho người mới bắt đầu học kế toán

>>> Khóa học kế toán tổng hợp trọn gói cho người mới đã học qua kế toán

Comments

comments

 
Từ khóa:

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901