- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI
Kế toán trên Excel tuy là một cách thức làm kế toán khá lâu đời song vẫn đang rất phổ biến tại Việt Nam bởi vì các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ mà hơn nữa chi phí kế toán trên Excel lại rất thấp . Vậy làm sao để có thể làm được kế toán trên Excel???
Bài viết hôm nay, Kế toán Hà Nội xin được hướng dẫn các bạn một số thủ thuật kế toán trên Excel giúp bạn có thể tự thực hành kế toán thực tế đó là thiết lập và nhập số dư đầu kỳ trên Excel
Các bước thực hiện kế toán trên Excel:
Thiết lập thông tin về Doanh nghiệp và chính sách kế toán đang áp dụng
Xây dựng danh mục: Hệ thống TK, Khách hàng, Nhà cung cấp, hàng hoá, vật tư, TSCĐ.
Nhập số dư đầu kỳ của các tài khoản
Cập nhật nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Làm các bút toán cuối kỳ.
Lên báo cáo tài chính, khoá sổ kế toán.
Phần 1: Thiết lập thông tin Doanh nghiệp và số dư đầu kỳ các tài khoản
Khi làm kế toán trên Excel bạn phải có một file sổ sách kế toán trên Excel, nếu đã là một kế toán giỏi bạn hoàn toàn có thể tự lập cho mình một file sổ như vậy, nhưng nếu là sinh viên hoặc là kế toán mới vào nghề các bạn có thể sử dụng file sổ sách kế toán có sẵn.
Mẫu sổ sách kế toán trên Excel
1. Thiết lập thông tin doanh nghiệp
Khi đã có Mẫu sổ sách kế toán trên Excel bạn hãy mở file đó ra và bắt đầu thiết lập một số thông tin cơ bản của doanh nghiệp mình.
Chính sách kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán áp dụng: QĐ 48/2006 (dành cho DN vừa và nhỏ)
- Đồng tiền sử dụng: VNĐ
- Hình thức kế toán: Hình thức ghi sổ Nhật ký chung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho (HTK):
+ Nguyên tắc ghi nhận HTK: Giá gốc
+ Phương pháp tính giá HTK: Bình quân cuối kỳ
+ Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao: Đường thẳng
…
2. Xây dựng danh mục và nhập số dư đầu kỳ.
a. Nhập số dư đầu kỳ vào “Bảng cân đối phát sinh tháng” (bảng CĐPSTK)
B1: Copy toàn bộ mã và tên tài khoản từ bảng Danh mục tài khoản(DMTK ) vào Bảng Cân đối phát sinh tháng.
Copy mã và tên tài khoản từ bảng DMTK
B2: Nhập số dư đầu kỳ cho tất cả các tài khoản: Có thể tự nhập dữ liệu từ bảng cân đối phát sinh tháng trước hoặc copy từ File số liệu sổ sách tháng trước (nếu có).
Lưu ý:
+ Chỉ nhập số dư đầu kỳ cho các tài khoản ở cấp thấp nhất.
Chỉ nhập tay những tài khoản cấp thấp nhất
Dùng hàm Subtotal(9,…) để tính ra số dư đầu kỳ cho các tài khoản cấp cao hơn.
VD: Tài khoản Tiền mặt – 111 thì có những tiểu khoản như “Tiền Việt Nam – 1111”, “Ngoại tệ - 1112”, “Vàng bạc, kim khí, đá quý – 1113”
Vậy, số dư đầu kỳ của Tk111 là : Ô C11 = Subtotal(9, C12:C14)
+ Một số TK phải nhập chi tiết như “ Phải thu khách hàng – 131”, “Phải trả khách hàng – 331”…
Ví dụ: Dựa vào bảng tổng hợp “Phải thu khách hàng” kỳ trước để nhập số liệu đầu kì cho các tiểu khoản từng khách hàng ở tài khoản 131 – Phải thu khách hàng.
Mỗi khách hàng phải đặt một tên riêng để dễ ghi nhớ, quản lý và sử dụng. Nên đặt là 131KH, trong đó KH là viết tắt của tên công ty khách hàng.
Sau khi nhập xong vào bảng Cân đối phát sinh tháng, ta copy tất cả mã TK và tên tài khoản khách hàng vào DMTK phía dưới TK131-Phải thu khách hàng.
Copy tất cả mã TK và tên tài khoản khách hàng vào bảng DMTK
Làm tương tự các bước trên cho TK331-Phải trả người bán.
b. Vào số liệu đầu kỳ các bảng phân bổ
Vào số liệu cho các bảng “Chi phí trả trước ngắn hạn – 142”, “Chi phí trả trước dài hạn - 242”, bảng khấu hao TSCĐ, bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn, và các sổ khác (nếu có).
Số phân bổ luỹ kế kỳ trước chính là giá trị phân bổ lỹ kế trong bảng phân bổ kỳ trước
Lấy dữ liệu từ các bảng phân bổ chi phí, khấu hao… năm trước để nhập vào các bảng kỳ này.
Ví dụ: Bảng “Phân bổ chi phí trả trước dài hạn”
Trên đây là một số thủ thuật kế toán Excel đầu kỳ, mời các bạn theo dõi tiếp các bài hướng dẫn học kế toán trên Excel vào kỳ sau.