Trang chủ > Tài liệu > Vé cước phí đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT không?

Vé cước phí đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT không?

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Cước phí đường bộ hạch toán vào tài khoản nào? Vé thu phí đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT không? Vé cước đường bộ có được coi là hóa đơn? Kế toán Hà Nội xin giải đáp các vướng mắc đó:

Vé cước phí đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT không?

Không quyết toán thuế TNCN có bị phạt không?

1. Vé cước đường bộ có phải là hóa đơn:
 
Theo khoản 2 điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định các loại hóa đơn:
 
“2. Các loại hóa đơn:
c) 
Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…”

 
Theo Điều 4 Thông tư 191/2010/TT-BTC về quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải hành khách bằng xe ô tô quy định:
 
"Điều 4. Tiêu chí và cách ghi nội dung các tiêu chí trên hóa đơn vận tải hành khách
2. Đối với hóa đơn là tem, vé, thẻ
Hóa đơn vận tải hành khách là tem, vé, thẻ phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
2.1. Tên, số, ký hiệu, ký hiệu mẫu số, số, tên liên tem, vé, thẻ
a/ Tên: Tùy theo đặc điểm kinh doanh, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có thể đặt tên cho hóa đơn vận tải hành khách bằng xe ô tô là Tem…, Vé…, Thẻ… hoặc tên khác cho phù hợp;
b/ Ký hiệu tem, vé, thẻ:

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được để trống các tiêu chí: số xe; số ghế; ngày, giờ khởi hành; ngày lập tem, vé, thẻ. Riêng nội dung tuyến đường và giá thanh toán, đơn vị có thể tạo sẵn hoặc để trống theo số lượng tem, vé, thẻ được tạo."

 
Theo Công văn số 2784/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 26/06/2017:vé cước đường bộ có phải là hóa đơn
Như vậy: Vé cước phí đường bộ là 1 loại hóa đơn.
 
2. Vé cước đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT?
 
Theo khoản 3 điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
 
“3. Một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc:
b) Các trường hợp sau không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc, trừ trường hợp nếu người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều này:
- Hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.
Đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”.”

 
Theo khoản 12 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế GTGT:
 
“12. Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

Theo khoản 1 và 15 điều 14 theo Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế GTGT:

“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.”

“15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp:
- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT)”
 
KẾT LUẬT: Vé cước đường bộ được khấu trừ thuế GTGT. Chi tiết xem 2 Công văn bên dưới:
 
Theo Công văn 4351/TCT-CS ngày 12/12/2013 của Tổng cục thuế quy định:
 
"Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp vé cước phí đường bộ được lập theo quy định tại Thông tư số 191/2010/TT-BTC và giá vé ghi rõ là đã bao gồm thuế GTGT thì vé cước phí đường bộ là hóa đơn đặc thù và là chứng từ để kê khai, khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định."

Theo Công văn 2782/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 26/06/2017 v/v thuế GTGT:
 
vé cước đường bộ có được khấu trừ thuế GTGT
3. Cách hạch toán vé cước đường bộ.
 
- Tùy từng mục đích và từng bộ phận sử dụng mà các bạn hạch toán vào chi phí tương ứng nhé.Ví dụ 1: Công ty kế toán Hà Nội không kinh doanh dịch vụ vận tải có phát sinh việc Giám đốc đi Công tác tại tỉnh Hải Phòng và Hạch toán theo Thông tư 133.
- Vé đường bộ là : 40.000 (đã bao gồm thuế GTGT)

Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)
1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)
Giá tính thuế = 40.000 / (1 + 10%) = 36.364
-> Thuế GTGT = 3.636
 

Cách hạch toán vé cước đường bộ (Chi phí công tác của Bộ phận quản lý)
Nợ TK: 6422 = 36.364
Nợ TK: 1331 = 3.636
         Có TK: 1111 = 40.000

- Vì số tiền thuế GTGT nhỏ nên các bạn có thể hạch toán hết vào Chi phí:
Nợ TK: 6422 = 40.000 (Nếu sử dụng theo Thông tư 200 thì: 6425)
         Có TK: 1111 = 40.000
 
Lưu ý: Đi công tác thì cần phải có: Quyết định cử đi công tác, giấy đi đường, hóa đơn chứng từ ...

Ví dụ 2: Công ty kế toán Hà Nội kinh doanh dịch vụ vận tải (Công ty tính giá thành và xuất hóa đơn theo các chuyến hàng).
- Công ty có hợp động vận chuyển 1 chuyến hàng từ Hà Nội về Ninh Bình. Có phát sinh Vé đường bộ là : 40.000 (đã bao gồm thuế GTGT).

- Cách hạch toán vé cước đường bộ:

+ Nếu theo Thông tư 133:
Nợ TK 154: 36.364
Nợ TK: 1331 = 3.636
         Có TK: 111 = 40.000
Khi hoàn thành dịch vụ - Xuất hóa đơn thì các bạn kết chuyển sang 632 để phản ánh giá vốn và doanh thu nhé.
 
+ Nếu theo Thông tư 200:
Nợ TK 627: 36.364
Nợ TK: 1331 = 3.636
         Có TK: 111 = 40.000

Comments

comments

 

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901