- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI
Hiện nay, các doanh nghiệp được hoạt động với quy mô được mở rộng, các doanh nghiệp có xu hướng liên kết với nhau để hoạt động với quy mô lớn hơn. Vậy khi nào thì các doanh nghiệp được xác định là có phát sinh giao dịch liên kết? và Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì có gì khác so với các doanh nghiệp bình thường? Hãy cùng Kế Toán Hà Nội tìm hiểu qua những bài viết dưới đây.
1. Khi nào thì các doanh nghiệp được xác định là có phát sinh giao dịch liên kết.
- Giao dịch liên kết: là giao dịch được thực hiện giữa các bên liên kết
- Quy định để xác định một doanh nghiệp là một bên trong giao dịch liên kết
– Quyền sở hữu:
+ Một doanh nghiệp nắm giữ >=25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp khác
+ Hai doanh nghiệp đều có >=25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ
+ Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp, nắm giữ >=10% tổng số cổ phần của chủ sở hữu doanh nghiệp khác
– Quyền quyết định:
+ Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác (>50% tổng số thành viên)
+ Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính
hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba.
+Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ gia đình
+Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài
+Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp
+ Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia
– Giá trị giao dịch:
Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
2. Quy định Áp dụng
Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017
Quy định về chi phí hợp lý đối với doanh nghiệp có phát sinh liên kết
3. Các khoản chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù
Theo Điều 8 Nghị định 20/2017/ND-CP quy định:
1. Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ, bao gồm:
1.1. Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế
1.2. Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế
1.3 Chi phí thanh toán cho bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế
1.4. Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế
2. Giao dịch cung cấp dịch vụ giữa các bên liên kết
2.1. Người nộp thuế được trừ các khoản chi phí dịch vụ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
– Dịch vụ cung cấp có giá trị thương mại, tài chính, kinh tế và phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế
– Dịch vụ từ các bên liên kết chỉ được xác định đã cung cấp trong điều kiện hoàn cảnh tương tự các bên độc lập chi trả cho các dịch vụ này;
– Phí dịch vụ được thanh toán trên cơ sở nguyên tắc giao dịch độc lập và phương pháp tính giá giao dịch liên kết hoặc phân bổ mức phí dịch vụ giữa các bên liên kết phải được áp dụng thống nhất trong toàn tập đoàn đối với loại hình dịch vụ tương tự và người nộp thuế phải cung cấp hợp đồng, chứng từ, hóa đơn và thông tin về phương pháp tính, yếu tố phân bổ và chính sách giá của tập đoàn đối với dịch vụ được cung cấp
Trường hợp liên quan đến các trung tâm thực hiện chức năng chuyên môn hóa và hợp lực tạo giá trị tăng thêm của tập đoàn, người nộp thuế phải xác định tổng giá trị tạo ra từ các chức năng này, xác định mức phân bổ lợi nhuận phù hợp với giá trị đóng góp của các bên liên kết sau khi đã trừ (-) mức phí dịch vụ tương ứng cho bên liên kết thực hiện chức năng điều phối, cung cấp dịch vụ của giao dịch độc lập có tính chất tương đồng.
2.2. Chi phí dịch vụ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
– Chi phí phát sinh từ các dịch vụ được cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác;
– Dịch vụ phục vụ lợi ích cổ đông của bên liên kết;
– Dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên liên kết cung cấp cho cùng một loại dịch vụ, không xác định được giá trị gia tăng cho người nộp thuế;
– Dịch vụ về bản chất là các lợi ích người nộp thuế nhận được do là thành viên của một tập đoàn và chi phí mà bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ.
3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.
Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Những Ưu điểm của Nghị định này
– Tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh chống chuyển giá, chống xói mòn cơ sở thuế.
– Hạn chế việc các doanh nghiệp chuyển nguồn lực tài chính ra nước ngoài bất hợp pháp
– Hạn chế việc doanh nghiệp đầu tư nhiều tài sản với khấu hao cao mà lại ít vốn tự có dẫn đến phải vay nhiều thì phải trả lãi nhiều.
5. Ví dụ
Công ty A đầu tư vào công ty B giá trị: 30.000.000.000 đồng, với tỷ lệ sở hữu chiếm 97%, tỷ lệ quyền biểu quyết 97%, tỷ lệ lợi ích 97%.
Như vậy giữa Công ty A và Công ty B có quan hệ giao dịch liên kết.