Trang chủ > Tin tức mới > 7 Nguyên tắc cơ bản trong kế toán

7 Nguyên tắc cơ bản trong kế toán

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

 Mỗi quốc gia có một hệ thống kế toán nói chung và chế độ tài chính nói riêng để phục vụ nhu cầu quản lý của nền kinh tế quốc dân với cơ chế lãnh đạo quốc gia. Thực tế còn tồn tại nhiều các mô hình kế toán khác nhau tuy nhiên để đảm bảo tính thống nhất và có thể là một công cụ quản lý thông tin tài chính  thì việc làm kế toán cần phải tuân thủ một số các nguyên tắc cơ bản trong kế toán phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong điều kiện phát triển kinh tế và khả năng quản lý của mỗi quốc gia.

      7 Nguyên tắc cơ bản trong kế toán

7 Nguyên tắc cơ bản trong kế toán

Theo đó, chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định bảy nguyên tắc cơ bản trong kế toán dưới đây:

     1.Cơ sở dồn tích

Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản  như: nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí..phải được ghi vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh thực tế chứ không căn cứ vào thời điểm thu – chi tiền.

     2. Hoạt động liên tục

Việc làm kế toán ở các đơn vị là việc ghi chép, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho dù doanh nghiệp có thể là đang hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, theo khái niệm hoạt động liên tục thì công việc được đặt ra trong điều kiện giả thiết đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc hoạt động trong thời gian tối thiểu là trong vòng 1 năm nữa.

Vì vậy báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động và vẫn tiếp tục hoạt đồng một cách bình thường trong tương lai gần. Nếu như trong trường hợp thực tế khác với giả định thì báo cáo tài chính sẽ được lập trên một cơ sở khác.

      3. Giá gốc

Đây có thể coi là nguyên tắc cơ bản nhất trong bảy nguyên tắc kế toán. Theo đó, nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các tài sản, vật tư hàng hóa, công nợ,…phải được ghi chép theo đúng giá gốc của chúng, theo đúng số tiền mà đơn vị bỏ ra để có được những tài sản đó, giá gốc được tính theo tiền hoặc hoặc tương đương tiền phải trả.

     4. Nguyên tắc trọng yếu

Thông tin được xem là trọng yếu nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai làm ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính, được xem xét trên cả hai phương diện: định tính và định lượng.

Nguyên tắc trọng yếu giúp cho việc ghi chép kế toán hiệu quả hơn.

     5. Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc này đưa ra hướng dẫn về việc xác định chi phí để tính kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm mọi chi phí cấu thành sản xuất hàng hóa ứng với doanh thu đã thực hiện.

    6. Nguyên tắc thận trọng

Đề cập đến việc lựa chọn những giải pháp trong vô số giải pháp sao cho ít ảnh hưởng tới nguồn vốn chủ sở hữu, kế toán chỉ ghi các khoản thu nhập khi có những chứng cớ chắc chắn với những tài sản có xu hướng giảm giá hoặc không bán được.

Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

-         Lập các khoản dự phòng không quá lớn

-         Không đánh giá cao hơn giá trị các khoản thu nhập và tài sản

-         Không đánh giá thấp hơn giá trị của chi phí và các khoản nợ phải trả.

       7. Nguyên tắc nhất quán

Đây là nguyên tắc cuối cùng trong bảy nguyên tắc cơ bản trong kế toán nhưng không phải nguyên tắc không quan trọng. Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng thực hiện các khái niệm, các phương pháp kế toán phải thống nhất trong suốt các niên độ kế toán để đảm bảo cho thông tin được khách quan, thống nhất và trung thực.

Công ty kế toán Hà Nội - Chuyên đào tạo kế toán tổng hợp và làm dịch vụ kế toán trọn gói trên toàn quốc

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901