- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI
Thời điểm cuối năm thường là thời điểm bận rộn đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp. Nhất là rất nhiều các báo cáo phải nộp cho cuối năm và đầu năm tiếp theo. Nếu sơ sót quên không nộp thì có thể dẫn đến bị phạt. Bạn là người kế toán, bạn đã hình dung hết được những công việc cần phải làm vào cuối năm chưa? Dưới đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI xin tổng hợp những công việc cuối năm 2018 và đầu năm 2019 cần phải làm về lao động và bảo hiểm, hy vọng sẽ phần nào giúp ích được cho các doanh nghiệp.
Công việc kế toán cần phải làm cuối năm 2018 và đầu năm 2019
1/ Nộp báo cáo tình hình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp:
Mẫu số 33 tại Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
ửi về Sở Lao Động – Thương binh và xã hội trước 15/01/2018.
2/Thông báo tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị (nếu có)
Mẫu số 29 tại Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
Gưi về Trung tâm giới thiệu việc làm nơi công ty đặt trụ sở làm việc trước ngày 03/01/2018.
3/ Gia hạn thẻ BHYT
4/ Tăng mức đóng BHXH
Từ 01/01/2018 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng.
Theo quy định tại Nghị định 1412017/NĐ-CP
Theo đó, từ ngày 01/01/2018, chính thức áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định sau đây:
– Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng (tăng 230.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP )
– Vùng II: 3.530.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng)
– Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng (tăng 190.000 đồng)
– Vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng).
Ngoài ra, Nghị định 141 cũng điều chỉnh phân vùng đối với một số huyện, thị xã như sau:
– Đưa thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai từ vùng II lên vùng I;
– Đưa các huyện Thống nhất thuộc tỉnh Đồng Nai, Huyện Thủ Thừa tỉnh Long An, Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam từ vùng III lên vùng II.
Và thêm nữa, bắt đầu từ 01/01/2018 đóng bảo hiểm thêm trên các khoản bổ sung khác.
Các khoản bổ sung khác:
– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
– Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động”.
Như vậy, doanh nghiệp nào đang đóng dưới mức lương tối thiểu vùng hay có thêm các khoản bổ sung khác bắt buộc đóng bảo hiểm thì phải báo tăng mức đóng với cơ quan BHXH.
Ví dụ: Công ty TNHH VK Rubber có trụ sở tại Quận Long Biên, hiện đang đóng bảo hiểm cho nhân viên là 4.100.000 đồng/tháng dưới mức lương tối thiểu vùng (4.258.600 đồng/tháng) vì thế doanh nghiệp này cần phải điều chỉnh tăng mức đóng trong Tháng 01/2018.
Các tỉnh thành khác: làm theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH hoặc hướng dẫn của cơ quan BHXH.
5/ Nộp thang bảng lương cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Trường hợp doanh nghiệp đang đóng dưới mức lương tối thiểu vùng (hoặc có các khoản bổ sung khác phải nộp bảo hiểm) thì tiến hành lập lại Thang bảng lương mới để nộp cho Phòng lao động thương binh xã hội.
6) Đối chiếu, rà soát lại với bảo hiểm (mẫu C12-TS) xem doanh nghiệp mình có nộp đúng, đủ số tiền bảo hiểm cần phải nộp hay không ? (cái này nên làm chứ không bắt buộc).
Căn cứ pháp lý:
– Luật BHXH năm 2014
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
– Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH