Trang chủ > Tin tức mới > Mức lương – Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH năm 2018

Mức lương – Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH năm 2018

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Mức lương và các khoản phụ cấp phải đóng BHXH, các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH, các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội. Tiền thưởng lương tháng 13 có phải đóng BHXH không? Phụ cấp chuyên cần có đóng BHXH? ... Được quy định tại Thông tư 47, 59/2015/TT-BLĐTBXH và Quyết định 595/QĐ-BHXH cụ thể như sau:

 Mức lương - Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH năm 2018

logobhxh1

- Kể từ ngày 1/5/2017 theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định Mức lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp) bắt buộc là: Mức lương và phụ cấp lương

- Từ ngày 1/1/2018 trở đi là: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

I. Mức lương và phụ cấp phải đóng BHXH cụ thể:

A. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017:
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH 
1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
      - Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
      - Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
    a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
    b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội:

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47 nêu trên bao gồm:
    - Phụ cấp chức vụ, chức danh;
    - Phụ cấp trách nhiệm;
    - Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    - Phụ cấp thâm niên;
    - Phụ cấp khu vực;
    - Phụ cấp lưu động;
    - Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
B. Từ ngày 01/01/2018 trở đi:
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH:
" Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
    a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
    b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động."
C. Các khoản hỗ trợ không phải đóng BHXH gồm:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến;

Điều 103. Tiền thưởng quy định về tiền thưởng:
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
Tiền thưởng lương tháng 13 có phải đóng BHXH không?

Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/2/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định:    Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

     Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
 

=> Những khoản trên phải ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Phụ cấp chuyên cần có tính đóng BHXH không?

Theo Công văn 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018 của Bộ lao động Thương Binh xã hội quy định về việc tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018
 
     Căn cứ quy định nêu trên, phụ cấp ca và phụ cấp chuyên cần mà công ty Honda Việt Nam đề cập tại công văn số 1243/2017/HDVN/D ngày 29/11/2017 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc không xác định được trước nên không phải là khoản bổ sung khác phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.    Riêng trợ cấp xa nhà sẽ được chi trả hằng tháng và xác định trước cho nhân viên luân chuyển, do đó, để xác định xem khoản trợ cấp này có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không thì quý Sở phải xác định rõ nguồn tiền chi trả cho khoản phúc lợi này.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để quý Sở biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện./.

II. Cách xác định mức lương tham gia BHXH:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức lương tham gia BHXH, BHYT tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở (Hiện tại là 1.300.000đ/ tháng. Từ ngày 1/7/2018 là 1.390.000 đ/tháng)
- Mức lương tham gia BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
- Đối với Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Đối với Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018   Vùng   
3.980.000 đồng/tháng vùng I
3.530.000 đồng/tháng vùng II
3.090.000 đồng/tháng vùng III
2.760.000 đồng/tháng vùng IV
(Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP của Chính phủ)

Như vậy: 
- Nếu là người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức lương tham gia BHXH tối thiểu sẽ như bảng quy định bên trên.
- Nếu là Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề thì mức lương tham gia BHXH tối thiểu sẽ tính như sau:

Vùng Mức lương đóng BHXH tối thiểu cho người đã qua học nghề
Vùng I = 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600 đồng/tháng
Vùng II = 3.530.000 + (3.530.000 x 7%) = 3.777.100 đồng/tháng
Vùng III  = 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) = 3.306.300 đồng/tháng
Vùng IV  = 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) = 2.953.200 đồng/tháng

 
VD: Kế toán Hà Nội thuộc Vùng 1. Có 1 nhân viên bảo vệ (lao động đơn giản) và 1 nhân viên kế toán (lao động yêu cầu phải qua đào tạo), cách tính lương tham gia BHXH như sau:
- Nhân viên bảo vệ: Mức lương tối thiểu đóng BHXH: 3.980.000
- Nhân viên kế toán: Mức lương lương tối thiểu đóng BHXH: 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600.

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề     
Vùng Mức lương (VNĐ)
I 4471530
II 3965955
III 3471615
IV 3100860
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề     
Vùng Mức lương (VNĐ)
I 4556702
II 4041497
III 3537741
IV 3159924

Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung

(Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội)

Cũng theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH còn 1 số điểm chú ý như:
 
4. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều, khoản tại Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 như sau:
 
a) Sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 4 như sau:
“c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày”.
 
b) Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương”.
 
c) Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 6 như sau:
“a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không quá 208 giờ đối với công việc có điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường và không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm).
 
Tiền lương giờ thực trả nêu trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.

Comments

comments

 

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901