Trang chủ > Tài liệu > Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN mới nhất năm 2017

Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN mới nhất năm 2017

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Mức tiền lương đóng Bảo hiểm Xã hội năm 2017. Quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2017 theo Quyết định 959/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam cụ thể như sau:

1/ Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
Theo điều 4, điều 13, điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định:

- Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng).

phat-thuoc-tin8-4

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Chú ý: Từ ngày 1/1/2018 thì những Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng phải tham gia.

Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN mới nhất năm 2017

2. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

Theo điều 5, điều 14, điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định:

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng KPCĐ
DN phải đóng 18% 3% 1% 22% 2%
Người lao động 8% 1,5% 1% 10,5%  
Tổng cộng 26% 4,5% 2% 32,5% 2%

Riêng khoản BHXH được quy định cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp phải đóng: 18% (BHXH) (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
- Người lao động phải đóng: 8% (BHXH) vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Như vậy: Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì DN còn phải đóng KPCĐ là: 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH và  Nộp cho liên đoàn lao động Quận, huyện)

3/ Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN:

- Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là tiền lương ghi trong HĐLĐ.
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN thấp nhất không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng và mức tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
- Riêng BHTN mức tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
a, Mức lương cơ sở: Từ ngày 01/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng. (Tức là không quá 24.200.000)

       +) Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.300.000 đ/ tháng
(Theo Nghị Quyết 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội)
b, Mức lương tối thiểu vùng:
Mức lương tối thiểu vùng 2017   Vùng   
3.750.000 đồng/tháng vùng I
3.320.000 đồng/tháng vùng II
2.900.000 đồng/tháng vùng III
2.580.000 đồng/tháng vùng IV
(Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP của Chính phủ)
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% . Nếu đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%.
- Như vậy: Những người lao động đã qua học nghề thì mức lương đóng BHXH tối thiểu năm 2017 như sau:
Vùng Mức lương cho NLĐ đã qua học nghề
Vùng I = 3.750.000 + (3.750.000 x 7%) = 4.012.500 đồng/tháng
Vùng II = 3.320.000 + (3.320.000 x 7%) = 3.552.400 đồng/tháng
Vùng III  = 2.900.000 + (2.900.000 x 7%) = 3.103.000 đồng/tháng
Vùng IV  = 2.580.000 + (2.580.000 x 7%) = 2.760.600 đồng/tháng

VD: Công ty kế toán Hà Nộituyển 1 nhân viên kỹ thuật yêu cầu tốt nghiệp Trung cấp trở lên, và tuyển 1 nhân viên bảo vệ không yêu cầu trình độ. Biết rằng Công ty Hà Nội ở Hà Nội (Khu vực 1)
Như vậy Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu như sau:
- Bạn NV kỹ thuật là đối tượng đã qua học nghề

-> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là: 4.012.500 đồng/tháng.

- Bạn NV bảo vệ là đối tương không qua học nghề 

-> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là: 3.750.000 đồng/tháng.

Chú ý:
- Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.  

Chi tiết xem thêm:
 Mức lương và các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm xã hội

Lưu ý: Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo

HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

4/ Thời hạn đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN:

a. Đóng hằng tháng:

- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

Cụ thể: DN trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định trên, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

b. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

c. Đóng theo địa bàn

- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
(Theo điều 7 Quyết định 959/QĐ-BHXH)

4. Khi đóng BHYT cần chú ý:

- NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

- NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

- NLĐ trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có hay không việc vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng. (Nếu kết luận là không vi phạm pháp luật, thì phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh).

- NLĐ trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT; thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của DN cử đi.

- NLĐ trong thời gian đi lao động tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT; trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT. 

Chú ý: - Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định thì sẽ bị xử lý: Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; đồng thời phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901