Trang chủ > Tài liệu > Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Theo chế độ kế toán tại thông tư 200 và thông tư 133 thì có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho, đó là: Phương pháp kê khai thường xuyên và Phương pháp kiểm kê định kỳ 

1. Phương pháp kê khai thường xuyên: 
- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp...) và các doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao...
2. Phương pháp kiểm kê định kỳ:
- Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
- Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”).
- Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
- Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
Lưu ý: Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

Dưới đây, Kế Toán Hà Nội sẽ đi so sánh 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho, để các bạn kế toán có thể phân biệt được sự khác biệt của 2 phương pháp này:

  Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kiểm kê định kỳ
Nội dung
  • Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống;
  • Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;
  • Giá trị hàng xuất có thể tính được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ
  • Không theo dõi phản ánh thường xuyên, liên tục;
  • Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập - xuất trong kỳ.
  • Giá trị hàng xuất trong kỳ tới cuối kỳ mới tính được.

Việc tính giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ  =  Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ  +  Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ  -  Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Chứng từ sử dụng
  • Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
  • Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá;
Tương tự như phương pháp KKTX, tuy nhiên đến cuối kỳ kế toán mới nhận chứng từ nhập xuất hàng hoá từ thủ kho, kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng loại, ghi giá hạch toán.
Cách hạch toán Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật từ, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 151, TK 152, 153, 154, 156, 157, 158).
Ví dụ: Khi Mua hàng hoá
Nợ TK 156
Nợ 1331 (Nếu có)

Có 111/112/331..
Mọi biến động của vật tư, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”).
 
Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
Ví dụ: Khi Mua hàng hoá

Nợ 611 – Mua hàng
Nợ 1331 (nếu có)
Có 111/112/331

Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê:
Nợ 156 / Có 611

Ưu điểm
  • Có thể xác định đánh giá về số lượng và giá trị hàng tồn kho vào từng thời điểm khác nhau nếu DN có nhu cầu kiểm tra
  • Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
  • Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý
  •  Giảm khối lượng ghi chép
  • Giảm bớt sự cồng kềnh của việc ghi chép vào sổ
Đối tượng áp dụng Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. . . Phương pháp này áp dụng với DN kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách…và các đơn vị sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá nào đó

Comments

comments

 

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901