Trang chủ > Tài liệu > Công việc kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách

Công việc kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Doanh nghiệp vận tải hành khách thường có những đặc thù công việc giống với doanh nghiệp vận tải nhưng cũng có những đặc điểm riêng chỉ doanh nghiệp vận tải hành khách mới phát sinh. Dưới đây là những công việc của kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách cần thực hiện.

Công việc kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách

Kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách là gì?

Vận tải hành khách nói chunng và vận tải hành khách đường bộ nói riêng có nhiều hình thức như vận tải bằng đường hàng không, đường thủy, đường bộ, đường ray. Hai loại hình chiếm số lượng lớn là vận tải hàng không và đường bộ chiếm 90% số lượng phục vụ vận tải hành khách.

Kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách thường là những người làm quản lý tài chính trong các doanh nghiệp đó, chịu trách nhiệm đảm bảo tốt công việc liên quan đến quản lý tài chính của doanh nghiệp này.

Công việc kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách

Kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách cần đảm bảo những yêu cầu đối với công việc như: theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh.

Đối với hoạt động vận tải cần theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe.

Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Theo dõi được doanh thu, giá vốn và lãi lỗ từng phương tiện kinh doanh.

Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa cần theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng xe, chi phí từng lần sửa chữa.

Những nghiệp vụ cơ bản của kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách

Ghi nhận chi phí trực tiếp

* Chi phí xăng xe:

– Nhân viên lái xe nộp các phiếu mua xăng cho phòng kế toán khi kết thúc ca hoặc định kỳ
– Đơn vị cung cấp xăng gửi bảng kê tiền xăng từng ngày theo từng đầu xe
– Phòng kế toán kiểm tra đối chiếu với bảng kê, đối chiếu với số xăng dầu tiêu hao của từng xe trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường
– Hạch toán chi phí xăng: Nợ 154/Có 331, 111. (Chi tiết cho từng đầu xe, hay từng hợp đồng)

* Chi phí lương lái xe

– Kế toán xác định doanh thu khi lái xe kết thúc ca
– Kế toán đối chiếu với bảng định mức doanh thu để tính lương cho từng ca. Bảng định mức doanh thu để tính lương. Có thể tính trực tiếp tiền lương của từng lái xe,hoặc phân bổ nếu không tính lương trực tiếp cho từng lái xe được
– Hạch toán lương lái xe: Nợ 154/Có 334 chi tiết cho từng đầu xe và nhân viên lái xe

* Chi phí sửa chữa

– Hạch toán trực tiếp cho từng đầu xe, hoặc hợp đồng. Việc sửa chữa, thay thế thiết bị cũng được theo dõi theo từng đầu xe và quãng đường thực hiện để tính định mức thay thế lốp, phụ tùng khác cho từng xe
– Định khoản: Nợ 154/Có 111, 112 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe

* Chi phí khấu hao

– Hạch toán trực tiếp cho từng xe, hoặc phân  bổ cho từng hợp đồng
– Định khoản: Nợ 154/có 214 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe

* Chi phí khác

-  Hạch toán Nợ 642,641 /Có 111, 112 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe, hay phân bổ cho từng hợp đồng
Ghi nhận doanh thu trực tiếp
– Phòng kế toán căn cứ vào Bảng lịch trình xe (đã được duyệt) để lập bảng kê chi tiết doanh thu và thu tiền của nhân viên lái xe
– Hạch toán: Nợ 111,112,131 / Có 513,3331 chi tiết cho từng xe, từng hợp đồng

* Ghi nhận chi phí gián tiếp và phân bổ

– Các chi phí gián tiếp bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (hạch toán thông thường) – Không ghi nhận chi tiết
– Phân bổ cho từng mảng kinh doanh, từng xe để xác định lãi lỗ của từng mảng kinh doanh, từng hợp đồng, hoặc từng đầu xe

* Xác định kết quả kinh doanh

Căn cứ vào doanh thu, chi phí trực tiếp hoặc chi phí phân bổ của từng đầu xe, từng hợp đồng hay mảng doanh thu để tính toán:
Lãi lỗ  = Doanh thu  – Chi phí trực tiếp  – Chi phí phân bổ

Nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng đối với kế toán ở doanh nghiệp vận tải

Sửa chữa bảo dưỡng cho đối tượng trong công ty

– Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe
– Chi phí phụ tùng sửa chữa:
+ Khi mua về nhập kho
– Nợ 152/Có 331, 111, 112
+ Khi xuất dùng
– Nợ 154/Có 152
– Chi phí lương cho nhân viên sửa chữa: Nợ 154/Có 334
– Chi phí khác: Nợ 642 /Có 331, 111, 112
– Doanh thu: Nợ 131, 111, 112/ có 512, chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa

Sửa chữa, bảo dưỡng cho đối tượng ngoài công ty

– Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe
– Chi phí phụ tùng sửa chữa:
+ Khi mua về nhập kho
Nợ 152/Có 331, 111, 112
+ Khi xuất dùng
Nợ 154/Có 152
– Chi phí lương cho nhân viên sửa xe: Nợ 154/Có 334
- Chi phí khác: Nợ 642 /Có 331, 111, 112
– Doanh thu: Nợ 131, 111, 112/ có 513,3331, chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa
Như vậy, trên đây là những công việc của kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách. Kế toán quan tâm có thể áp dụng sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của công ty.

Comments

comments

 

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901