Trang chủ > Tài liệu > Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2017

Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2017

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH xem ngay
- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU xem ngay
- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI xem ngay

Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống thang bảng lương năm 2017, đầy đủ 1 bộ hồ sơ đăng ký thang bảng lương lần đầu cho DN theo đúng các nguyên tắc xây dựng thang lương lương, bảng lương quy định tại điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2017

hoc-ke-toan_8

Theo điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: DN tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Sở Lao động thương binh xã hội theo quy định
Hồ sơ xây dựng thang bảng lương gồm:
1. Hệ thống thang bảng lương
2. Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương
3. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
4. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
6. Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng không yêu cầu, nhưng rất quan trọng khi quyết toán thuế nhé)
Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại vào, và phải trực tiếp đi nộp (Ai làm thì người đó phải đi nộp + Kèm theo CMT bản gốc) (Tùy từng nơi nhé).
Sau đây Công ty kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương (Đây là mẫu thang bang bảng lương theo NĐ 49), còn các mẫu biểu khác, các bạn click vào tên bên trên để xem nhé:
TÊN ĐƠN VỊ: CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI
NGÀNH NGHỀ: Đào tạo kế toán thực tế
ĐỊA CHỈ: Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà nội
MÃ SỐ THUẾ: 0101365289

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
-------------

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 3.750.000 đồng/tháng. (Vì ở Vùng 1)
II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:

Đơn vị tính: Nghìn đồng

CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC BẬC LƯƠNG
I II III IV V VI VII
01, Giám đốc- Mức lương 8.000.000 8.400.000 8,820,000 9,261,000 9,724,050 10,220,000 10,730,000
02. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng- Mức lương 6.000.000 6.300.000 6,615,000 6,946,000 7,295,000 7,660,000 8,050,000
03. Nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật- Mức lương 5.000.000 5.250.000 Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng
04. Nhân viên văn phòng- Mức lương 4.200.000 4,410,000 Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%
                                                        Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2017
  Đại diện Công ty kế toán Hà Nội
  (Ký tên và đóng dấu vào đây)

Cách xây dựng thang bảng lương cụ thể như sau:
- Bậc 1: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (Đây có thể là mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng lao động và là căn cứ để các bạn khai tham gia BHXH),
VD: Trong hợp đồng lao động ghi: Mức lương cơ bản là 4.500.000 (đảm bảo > mức lương tối thiểu vùng), phụ cấp là 500.000. Thì các bạn ghi vào bậc 1 là: 4.500.000
Chú ý: Những người đã qua học nghề thì mức lương tối thiểu vùng phải cao hơn ít nhất 7%.
VD: Công ty kế toán Thiên Ưng thuộc vùng 1, Năm 2017 Mức lương tối thiểu vùng 1 là: 3.750.000. Nhân viên kỹ thuật (có bằng cao đẳng).
=> Mức lương tối thiểu của nhân viên kỹ thuật là: 3.750.000 + (3.750.000 X 7%) = 4.012.500 (Đây là mức tối thiểu để điền vào Bậc 1)
- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
VD: Cùng với ví dụ như trên, nếu làm việc độc hại, thì mức lương tối thiểu vùng là: 4.012.500 + (4.012.5.000 X 5%) = 4.214.000
Như vậy: Nhân viên kỹ thuật có bằng nghề và làm việc làm việc độc hại thì mức lương tối thiểu vùng là: 4.214.000. => Các bạn có thể ghi trong hợp đồng lao động là: Mức lương cơ bản: 4.500.000 -> Bậc 1: Ghi: 4.500.000 => Tờ khai tham gia BHXH ghi: 4.500.000
Lưu ý: Từ ngày 1/1/2016:
- Mức tiền lương tháng tham gia BHXH là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) và phụ cấp lương.
- Theo Nghị đinh 153/2016/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2017 đã tăng lên và cũng theo NĐ này thì yêu cầu DN phải: Điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động.
- Bậc sau: Lớn hơn bậc trước 5%.
VD: Bậc 1 là 5.000.000 thì bậc 2 = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000
- Các bạn có thể xây dựng mấy bậc cũng được, thường thì từ 3 bậc hoặc 5 bậc tùy DN lựa chọn.
Lưu ý: Khi có sự thay đổi về mức lương hoặc DN mới thành lập thì phải xây dựng lại thang bảng lương nhé để nộp cho Phòng lao động lương binh xã hội Quận, huyện.
Thủ tục Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định
g) Phí, lệ phí: Không có.
Tải trọn bộ cách xây dựng thang bảng lương tại đây:

TẢI VỀ

Comments

comments

 
Từ khóa: , ,

2020 © Bản quyền thuộc về hocketoanthuchanh.org w88
KẾ TOÁN HÀ NỘI
Điện thoại: 0987 031 901
Địa chỉ:Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
® Ghi rõ nguồn "hocketoanthuchanh.org" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0987 031 901
Tel: 0947 596 883
Email: cuongvp92@gmail.com
Hotline: 0987 031 901
Hỗ trợ & CSKH: 0987 031 901